Thiện hiện theo Nghị quyết số 225/NQ-CP của Chính phủ về Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 12/12/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới.
Mới đây, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) cùng doanh nghiệp thành viên Cty Mays Ruviteks (Liên bang Nga) đã đến thăm và làm việc với Cty CP nhân lực quốc tế Thắng Lợi vào ngày 13/01/2024.
Công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (theo cách gọi trước đây là hợp tác lao động, hay xuất khẩu lao động) là một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Nói về hiệu quả công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam trong những năm trước đây và hiện tại, không ai có thể phủ nhận những gì mà công tác này đã đóng góp, không những vừa mang lại hiệu quả về mục tiêu về phát triển kinh tế, mà còn đạt được cả mục tiêu về xã hội.
Tiếp đón đoàn, Bà Nguyễn Thị Tuất – Tổng giám đốc cho biết trải qua hơn 7 năm hoạt động, công ty trở thành công ty Xuất khẩu lao động đến Úc, Hàn quốc, Trung Đông, Úc, Đức và Liên bang Nga…Hiện nay, mỗi năm luôn chuẩn bị hàng ngàn lao động tiếp bước trên con đường qua xuất khẩu lao động. Thắng Lợi luôn khẳng định vai trò là Trung tâm tuyển chọn, đào tạo và chuyển giao nguồn nhân lực đáng tin cậy nhất trong ngành với sứ mệnh giúp cho khách hàng, đối tác và cho chính mình Vươn lên – Với tới giấc mơ của cuộc đời, thông qua cương lĩnh 4 chữ “Thành”: Giáo dục để thành người; Đào tạo để thành tài; Lao động để thành đạt; Cộng lực để thành công
Cty CP nhân lực quốc tế Thắng Lợi đã triển khai nhiều ngành nghề đa dạng kết hợp cùng sự tư vấn, chỉ dẫn tận tình của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giúp ngừoi xuất khẩu lao động dễ dàng chọn được công việc phù hợp với bản thân nhất. Hầu hết các đối tác của Thắng Lợi đang hợp tác đều có chương trình tuyển người lao động lâu dài trong đó có Cty Mays Ruviteks tại Liên bang Nga. Điều này, tạo thêm cơ hội cho người lao động tích lũy tài chính cũng như được lưu trú ở các nước mà Thắng Lợi hợp tác…Qua đó, Thắng Lợi còn sở hữu đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, ngoại ngữ và trình độ chuyên môn cao, am hiểu thị trường nước ngoài và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, đảm bảo hoạt động có chất lượng trong các khâu, từ chọn lao động đến giải quyết các vấn đề chính sách cho người lao động.
Cũng tại buổi làm việc, Ông Phan Mạnh Hùng – CEO Cty Máy Ruviteks (Liên bang Nga) chia sẻ phúc lợi của doanh nghiệp là những lợi ích vật chất, tinh thần của doanh nghiệp dành cho người lao động (ngoài tiền công, tiền lương), được phân bổ theo quy chế, quy định của doanh nghiệp nhằm chia sẻ, hỗ trợ người lao động trong những tình huống nhất định và động viên, khuyến khích người lao động gắn bó với doanh nghiệp. Bên cạnh tiền lương, phúc lợi doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cuộc sống của người lao động; bảo đảm tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động. Điều này, thể hiện sự cố gắng thực hiện các quy định của pháp luật, bảo đảm điều kiện làm việc về ánh sáng, thông gió, vệ sinh, nước uống, nhà tắm, nhà vệ sinh,…Ruviteks từ lâu đã xây dựng nhà ăn khang trang, sạch sẽ, tổ chức bữa ăn ca có bù giá hoặc miễn phí cho người lao động. Bên cạnh Ruviteks luôn tuân thủ luật pháp Việt Nam và Liêng bang Nga, chú trọng nâng cao chất lượng và tổ chức quản lý, hỗ trợ cho người lao động có hiệu quả, thường xuyên tuyên truyền để người lao động đang tham gia sản xuất. tại xưởng luôn nâng cao tay nghề, luôn tuân thủ, thượng tôn pháp luật hai nước.
Ông Phan Minh Hùng chia sẻ thêm trong khi có một số bộ phận người lao động cư trú bất hợp pháp khi làm việc tại các cơ sở khác ở Liên bang Nga sử dụng lao động bất hợp pháp sẽ không phải đóng các khoản thuế cư trú, thuế thu nhập và các khoản bảo hiểm trong khi đó Ruviteks là một doanh nghiệp làm ăn chân chính luôn tuân. Thủ. thao luật pháp nướ sở tại phải thực hiện các nghĩa vụ cho người lao đông làm việc theo hợp đồng. Tuy nhiên, tình trạng ngừoi lao động bỏ trốn cũng có một phần nguyên nhân là do vẫn có một số người lao động trước khi xuất ngoại chưa thật sự quan tâm, tìm hiểu thấu đáo công việc mà mình làm đúng với tay nghề đã được đào tạo hoặc chưa qua đào tạo. Do đó, ông Hùng cho rằng, tới đây cần có các chế tài mạnh hơn để xử lý vấn đề này, vì nếu để người lao động bỏ trốn, doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Có thể thấy, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, nhu cầu tiếp nhận lao động của các nước rất lớn; xuất khẩu lao động phù hợp với nhu cầu của người xuất khẩu lao động. Đây là cơ hội giải quyết việc làm, tạo thu nhập, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lao động, góp phần phát triển kinh tế – xã hội…
Chia sẻ tại buổi làm việc, Ông Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện IRLIE, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) khẳng định nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài, với phương châm tuyên truyền, tư vấn “mưa dầm thấm lâu” của Viện IMRIC, Viện IRLIE giúp người dân có những thay đổi trong nhận thức và hiểu kỹ hơn về công tác lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cùng với đó, công tác dạy nghề phải gắn với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động, coi đây là một nguồn động lực quan trọng, góp phần tăng thu nhập cho người lao động, nhằm phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi địa phương…Ông Sơn cho hay đây là chủ trương của Đảng và nhà nước để đảm bảo công tác an sinh xã hội, giải quyết việc làm; người lao động đi làm việc nước ngoài có mức thu nhập khá gửi về cho gia đình; điều cuối cùng là khi trở về địa phương sau thời gian lao động trở thành lao động có tay nghề trở về Việt Nam ứng dụng những khoa học công nghệ ở nước ngoài để khởi nghiệp…Viện IMRIC và Viện IRLIE sẽ làm nhịp cầu nối, giap Trung tâm TTLCC đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của những người tiếp xúc, tham vấn trong công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới; nâng cao ý thức của người dân, người lao động, doanh nghiệp trong việc tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài; ngăn ngừa tình trạng người lao động đi làm việc ở nước ngoài trái phép, vi phạm pháp luật nước sở tại, cư trú bất hợp pháp.
Tin rằng, người lao động đi làm việc ở nước ngoài, không những được nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến, tác phong làm việc công nghiệp, hình thành nên đội ngũ lao động có trình độ tay nghề chuyên môn cao, sau khi trở về nước phần lớn lao động có tay nghề vững vàng, tác phong làm việc tốt, có trình độ ngoại ngữ dễ dàng tìm kiếm việc làm có thu nhập cao, đây là điều kiện để đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước…