Writy.
  • Công nghệ
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Kinh tế
  • Nghệ thuật
  • Sức khỏe
  • Thể thao
  • Văn hóa
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Writy.
  • Công nghệ
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Kinh tế
  • Nghệ thuật
  • Sức khỏe
  • Thể thao
  • Văn hóa
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
PHIM TRO TÀN RỰC RỠ – KHÔNG ĐÚNG CHẤT MIỀN TÂY

PHIM TRO TÀN RỰC RỠ – KHÔNG ĐÚNG CHẤT MIỀN TÂY

(PTDNO) – Bộ phim Tro tàn rực rỡ được giải quốc tế là một điều đáng mừng cho điện ảnh Việt Nam. Tuy nhiên, với tư cách là khán giả, là người Việt, đặc biệt người miền tây Nam bộ, tôi có một vài ý kiến trái chiều. Bởi “người nhà” nên hiểu rõ hơn, chỉ mong góp một tiếng nói để nhiều người tham khảo.

1 – Giọng miền tây: 

Tại sao không lồng tiếng cho cô Hậu, mà cứ để diễn viên nói y nguyên “giọng Việt kiều” đớt đát nghe rất khó chịu. Và lời thoại cũng sai tiếng miền tây, chẳng hạn không thể nói “chào ba”, “vườn”, “cảm ơn”…mà phải nói “thưa ba”, “dườn”, “cám ơn”…mới đúng. 

2 – Văn hóa văn nghệ: 

Trong phim có đoạn nhà anh Dương mở tivi coi hát xẩm. Ôi trời, dân miền tây nghe tiếng bắc rất khó khăn, nói chi tới thưởng thức nghệ thuật. Nếu coi tivi thì hầu hết họ mở cải lương. Thiếu những làn điệu vọng cổ, cải lương, tự nhiên thấy thiếu chất miền tây. Giờ mà đi dọc đường làng vẫn nghe văng vẳng tiếng vọng cổ, cải lương phát ra từ những ngôi nhà trong xóm.

3 – Phụ nữ miền tây: 

Phim làm đúng ở chỗ phụ nữ miền tây vất vả, cứ cắm mặt làm việc quanh năm suốt tháng để chăm lo cho gia đình, đến mức ít quan tâm đến bản thân. Nhìn những cô Nhàn, cô Hậu đảm đang nhưng thương quá, nhất là Hậu làm quần quật cả ngày, khiêng những buồng chuối nặng, ép hàng ngàn miếng chuối, tất tả che mưa cho chuối, chạy ghe không thua gì đàn ông, và thường thì ăn mặc cũ kỹ…lòng khán giả xót xa. Nhưng phụ nữ miền tây chấp nhận điều đó, họ không hề than vãn, bỏ cuộc, miễn gia đình ấm no, yên ổn.

Tuy nhiên, họ biết ghen đó. Phụ nữ miền tây biết chồng mình “ưa” ai là dứt khoát cách ly chồng với người đó. Tôi không tin có một cô Hậu cứ nhắc hoài tên “đối thủ” bằng cách dạy con chim. Chồng càng nghe càng nhớ thì sao? Lại chửi “đ.ma” Nhàn, càng làm chồng ghét mình hơn chứ không hề tác dụng tích cực. 

4 – Đàn ông miền tây: 

Trong phim, có hai người đàn ông đại diện cho miền tây nhưng tính cách đều không đúng chất miền tây. Thật sự, đàn ông miền tây vô tâm, nhưng không nhẫn tâm như nhân vật trong phim. 

Vô tâm, bởi họ ít ăn học, chung quanh cũng ít giao lưu văn hóa, nên họ ít tinh tế, thậm chí có khi thô lỗ. Cho nên họ cưới vợ xong chừng vài tháng là “trong mắt họ không còn thấy vợ nữa”, và thú vui lớn nhất là nhậu nhẹt, bỏ vợ ở nhà đi nhậu là chuyện thường ngày. Họ không quan tâm đến những việc chi li, những tâm lý phức tạp của phụ nữ. 

Nhưng, họ không hề nhẫn tâm. Họ có trách nhiệm với vợ con, ý thức trụ cột gia đình, gánh vác rất nhiều. Chiều họ có thể đi nhậu lết bánh, nhưng ngủ một giấc sáng ra là đi làm việc, lao động cần mẫn. Số người lười biếng cũng có, nhưng rất ít. Họ dù không yêu vợ nhưng vẫn sống trách nhiệm, lấy chữ “nghĩa” làm đầu. Ở miền tây thiếu gì những cuộc hôn nhân mai mối, có yêu gì đâu, mà vẫn sống tử tế, trách nhiệm. 

Đặc biệt là tinh thần trượng nghĩa của đàn ông miền tây, thấy ai làm gì cũng nhào vô giúp. Thấy người ta đẩy ghe, xách nặng, đàn ông dứt khoát đưa tay ra. Huống chi với vợ ở nhà, đàn ông không bao giờ trơ mắt để vợ làm nặng. Phim có cảnh anh Dương tung tăng chơi với con để mặc cô Hậu ngồi bửa củi với cây búa, mà khúc củi to bằng hai cái đùi người lớn, cô bửa trật vuột, chỉ mẻ ra từng mảng nhỏ, hết sức vất vả. Tôi người miền tây, đã nếm mùi bửa củi, nhìn cô Hậu là biết cái cánh tay ê ẩm cỡ nào. Vậy mà Dương tỉnh bơ, đúng là nhẫn tâm. 

Và nhẫn tâm nữa, khi nhà Nhàn cháy, Dương tỉnh bơ ngồi ở nhà, không thèm chạy qua giúp chữa cháy, lại còn chờ nghe cô vợ về miêu tả tỉ mỉ. Thực tế, người miền tây khi thấy hàng xóm có sự cố thì chạy tới phụ giúp liền, bất kể trước đó có thâm thù gì nhau, huống chi Nhàn vẫn là một tình cảm đẹp trong lòng Dương. Nhiều vở kịch trên sân khấu cũng từng thể hiện điều này. Cốt truyện thường có hai gia đình ghét nhau, chửi nhau suốt, nhưng khi nhà kia có biến thì nhà này nhào vô giúp đỡ, rồi huề cả làng. Vậy mới đúng chất miền tây. Họ không nhẫn tâm với nhau được. Miệng thì om sòm, nhưng mau bỏ qua.

Nói thật, đàn ông miền tây không trượng nghĩa, không gánh vác thì làm sao có thể khai khẩn một vùng đất hoang vu rộng lớn như thế, biến nó thành một đồng bằng trù phú? Tinh thần trượng nghĩa lưu truyền từ nhiều thế hệ, vẫn còn trong máu người miền tây. Trong phạm vi gia đình thì họ gánh vác cho vợ con, trong phạm vi cộng đồng thì họ giúp nhau để cùng tồn tại. Bản năng sinh tồn từ thời khai khẩn đất hoang phải sống dựa vào nhau đã làm nên tính cách như vậy.

5 – Chuyện đốt nhà: 

Có thể có, nếu ở thời xa xưa, khi nhà lá nhà tranh rất dễ tìm vật liệu, không tốn tiền. Nhưng càng về sau, người miền tây càng coi trọng căn nhà, không dễ gì đụng đến. Bối cảnh phim đã xài điện thoại “cùi bắp”, thì cũng khoảng năm 2000 rồi, là lúc người miền tây không hồ đồ, xốc nổi mà đốt nhà dễ dàng. Đặc biệt, nhà anh Tam bằng gỗ, tuy là gỗ tạp, không phải gỗ quý, nhưng đã “ngon lành” so với chung quanh còn rất nhiều nhà lá. Tôi nhớ năm 1988 khi má tôi cất được căn nhà gỗ thì gia đình rất tự hào. Cũng gỗ tạp như thế nhưng là cả một sự phấn đấu vất vả. Chưa kể, nhà tôi ven thị trấn mà còn sung sướng như vậy, huống chi anh Tam tuốt trong vùng sâu heo hút thì căn nhà gỗ nó quý biết chừng nào. 

Như vậy, chuyện đốt nhà trở thành chi tiết rất cá biệt trong nghệ thuật. Nhưng người làm nghệ thuật phải biến chuyện cá biệt thành chuyện khái quát, khiến người ta tin. Trong phim cho thấy động cơ đốt nhà của anh Tam không rõ ràng. Bởi tính cách của anh không rõ ràng. Một người hiền lành, chí thú làm ăn, bỗng trở nên thay đổi. Lý do gì? Con chết ư? Ai ở miền tây mới biết trẻ con chết trôi mỗi mùa nước nổi không ít. Cha mẹ có đau đớn, nhưng không sốc. Đau và sốc khác nhau. Bởi người miền tây thường đẻ con nhiều, nên họ sẽ nguôi ngoai. Hồi tôi đi vận động kế hoạch hóa gia đình, bà con miền tây nói thẳng: “Đẻ nhiều để trừ hao cô ơi!”. Trừ hao trẻ con chết vì nước, vì bệnh, vì địa hình xa xôi, giao thông khó khăn, mỗi khi bệnh tật khó kịp chữa trị.

Người miền tây thường chuẩn bị tâm thế đối diện với những bất trắc như vậy. Họ lạc quan, nhưng không mơ mộng, dám nhìn thẳng sự thật. Trong phim, đứa con 5-6 tuổi rồi mà vợ chồng Tam vẫn chưa sanh thêm đứa khác có thể nói là khó tin. Mà dù mất đứa con thì đôi vợ chồng trẻ vẫn có thể sanh thêm đứa khác, không đến nỗi bế tắc. Đó chính là hành động của người miền tây để vượt qua nỗi đau.

Còn nghèo ư? Chung quanh đều nghèo, người miền tây không bi kịch hóa nó lên. Nhiều nhà báo đi thực tế viết bài về miền tây mùa lũ vẫn ngạc nhiên tại sao nghèo rớt mồng tơi như vậy mà mấy chiếc xuồng câu, xuồng cắt bông súng vẫn chụm đầu vào nhau để mấy ông nông dân…nhậu. Nhậu với cóc ổi, vài con ốc, cũng chả sao. Tới bến! Tối về ngủ khì, sáng mai đi cắt bông súng tiếp, bán đủ mua vài lít gạo cũng được, chiều lại nhậu và ca vọng cổ vang cả cánh đồng mênh mông nước. Họ muốn thoát nghèo, nhưng nếu chưa thoát thì cứ chấp nhận hiện tại. Có khi nhậu xỉn, về ôm vợ, vui hú hí, lại đẻ thêm một đứa, nhà lại rộn ràng. Ngộ lắm, khó giải thích.

Vậy lý do để Tam đốt nhà trong phim chưa thuyết phục. Chỉ có thể mượn một lý do: nghiện rượu. Rượu cũng hại biết bao người đàn ông miền tây, dễ nghiện, và khi nghiện thì dễ sinh bệnh lý về thần kinh. Có thể lửa làm rực lên sự phấn khích trong bộ não đã u mê trì trệ vì rượu. Cũng có thể hiểu theo tính triết lý, những con người đắm chìm trong sự u mê, nhàm chán của cuộc sống, rất cần một thứ ánh sáng bùng lên soi rọi, kích thích, để thay đổi, để khai sáng. 

6 – Tình yêu: 

Nhân vật Dương có mối tình vẻ như không giống tính cách người miền tây. Người miền tây yêu chân thành, tha thiết, nhưng không lụy. Xét kỹ Dương và Nhàn, họ chỉ học chung trường thôi, thậm chí khác lớp, và Nhàn đã có hứa hẹn gì với Dương đâu, thì họ có bao nhiêu gắn bó? Kiểu tình học trò ấy hầu như chúng ta ai cũng trải qua. Người miền tây sẽ trân trọng mối tình đầu đó, nhưng khi đã có gia đình thì họ lo bổn phận, lo con cái nhiều hơn, dễ an phận với tổ ấm mới. Nếu có nhớ tình cũ thì cũng man mác, êm êm, như một kỷ niệm đẹp. Hoặc nếu lỡ ăn ở với nhau rồi như ông Chờ và bà Thà trong Dòng nhớ thì mới đủ độ ray rứt, mòn mỏi. Nhưng ông Chờ vẫn sống tử tế và trách nhiệm với người vợ sau, đúng chất đàn ông miền tây. Đằng này Dương làm như căm thù Nhàn không bằng, rồi lạnh lùng với vợ, bỏ bê, nhẫn tâm. 

Còn nhân vật Hậu và Nhàn lại cứ mong “tìm thấy hình bóng mình trong mắt chồng”. Thật sự đàn bà miền tây ít lãng mạn như vậy, có con rồi thì họ tập trung cho con rất nhiều, thậm chí chính họ “hất hủi” ông chồng khiến mấy ông hay than thở. Họ chỉ cần chồng biết lo làm ăn, cho gia đình khấm khá càng tốt, và không ngoại tình, hiếu thảo với cha mẹ đôi bên, đừng đánh đập vợ con, đừng cờ bạc, vậy là đủ chấp nhận. Đàn bà miền tây ít đòi hỏi. Có vẻ như tác giả truyện lẫn tác giả phim đem cái tâm thái trí thức tiểu tư sản của mình gán cho phụ nữ lao động miền tây. Tâm thái đó đúng với tầng lớp này, nhưng không đúng với tầng lớp kia. Dân trí thức, dân tiểu tư sản (tạm gọi như vậy) thường tinh tế, phức tạp, lãng mạn, trong khi người nông dân, người lao động giản dị hơn, thực tế hơn. Mỗi người có hạnh phúc riêng của mình, không cần gán ép cho nhau. 

Thực lòng tôi vẫn yêu mến Nguyễn Ngọc Tư và yêu mến phim Việt. Nhưng đọc nguyên gốc truyện của Nguyễn Ngọc Tư không thấy drama đến vậy, vẫn nhẹ nhàng trôi qua. Còn phim tất nhiên phải đẩy lên thành drama cho hấp dẫn. Nhưng drama gì mấy cũng phải đúng tính cách, tâm lý con người miền tây. Chứ xem phim xong cứ thấy người miền tây sao lạnh quá, ác ác, nhỏ mọn…

Theo Thanh Việt – Sơn Trà/Bestlife.net.vn

Bài viết liên quan

Hoa hậu Hoàng Thanh Loan “mặt mộc” thực hiện chuyến “Về nguồn” thăm Viện IMRIC đơn vị chỉ đạo Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Toàn cầu 2023

Hoa hậu Hoàng Thanh Loan “mặt mộc” thực hiện chuyến “Về nguồn” thăm Viện IMRIC đơn vị chỉ đạo Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Toàn cầu 2023

Tháng Ba 27, 2023

(PTDNO) - Sáng ngày 27/03/2023, trong khuôn khổ chuyến đi về nguồn đã đến thăm văn phòng Viện Nghiêncứu Thị...

Thắm đượm nghĩa tình Lễ khánh thành nhà thờ Hồ Gia tại xã Tân Hiệp, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

Thắm đượm nghĩa tình Lễ khánh thành nhà thờ Hồ Gia tại xã Tân Hiệp, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

Tháng Ba 27, 2023

(PTDNO) - Với đạo lý hướng về cội nguồn, thành kính tri ân tổ tiên là truyền thống tốt đẹp,...

TS – Nhà báo Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE, Viện trưởng Viện IMRIC, Trưởng ban chỉ đạo phát biểu khai mạc cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Toàn cầu 2023 tại Đắk Nông

TS – Nhà báo Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE, Viện trưởng Viện IMRIC, Trưởng ban chỉ đạo phát biểu khai mạc cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Toàn cầu 2023 tại Đắk Nông

Tháng Ba 22, 2023

Kính thưa: - Các vị lãnh đạo, quý vị đại biểu, khách quý Kính thưa quý khán giả. Nhằm hướng...

Đêm chung kết cuộc thi “Hoa hậu Doanh nhân toàn cầu 2023” khép lại với nhiều cảm xúc “Thăng hoa” – Nguyễn Thị Thảo đăng quang Hoa hậu

Đêm chung kết cuộc thi “Hoa hậu Doanh nhân toàn cầu 2023” khép lại với nhiều cảm xúc “Thăng hoa” – Nguyễn Thị Thảo đăng quang Hoa hậu

Tháng Ba 22, 2023

(PTDNO) - Vòng chung kết Hoa hậu Doanh nhân Toàn cầu 2023 đã chính thức khép lại với sự tranh...

Phát Triển DOANH NGHIỆP

GP thiết lập trang thông tin điện tử: Số 29/GP-STTTT | UBND TP.HCM Sở Thông tin và Truyền Thông. Cấp ngày 8/6/2022

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG DOANH NHÂN XÃ HỘI (TỔ CHỨC SỰ KIỆN ISAI) - MSDN: 0316873071

Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Phạm Trắc Long - Tổng Giám Đốc.
Số đt: 0911 380 770
Email: traclong.trungtamtochucsukien@gmail.com
Trụ sở cơ quan: Số 76 Lý Tự Trọng, P. Bến Thành, Q.1, TP.HCM.

  • Công nghệ
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Kinh tế
  • Nghệ thuật
  • Sức khỏe
  • Thể thao
  • Văn hóa

© 2022

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Công nghệ
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Kinh tế
  • Nghệ thuật
  • Sức khỏe
  • Thể thao
  • Văn hóa

© 2022